600 triệu năm về trước, khắp vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay còn chìm sâu dưới sóng biển. Sau 3 kỳ vận động tạo sơn, mãi đến thời kỳ tân tiến tạo cách ngày nay trên 100 triệu năm, Hoàng Liên đột ngột nhô lên thành một dãy trùng điệp.
Với chiều dài 280 Km từ Phòng Thổ đến Hoà Bình,. chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75 km, hẹp là 45 km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ là, nhưng kỳ là và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m. Cả khối là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu.
Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc mít), … Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao đến 50-60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơ mu (ngọc am) được mệnh danh la mỏ vàng của Lào cai. Bên cạnh pơ mu, còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn … Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Xi Pằng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập tràn trong muôn sắc hoa màu hoa lay ơn, thượcdược, bgônha, estcola… là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Xi Pằng có tới 330 loài.
Sa Pa - Phan Xi Păng còn là xứ sở của các cây ăn quả miền ôn đới như Đào, mận, lê… Đầu mùa có loại đào to, thơm, vị ngọt mát… Cuối tháng sau là đào địa phương, quả ửng hồng. Cuối mùa là đào vàng, ăn ngọt, hương vị đặc biệt quyến rũ. Mận ở Sa Pa có nhiều loại, nhưng ngon nhất, đẹp nhất là mận tím Tả Van, quả sai trĩu cành.
Lên cao 2400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phái dán mình vào đã. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên… Đất xương xẩu trơ đã gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá, nhưng những cây hoàng liên vẫn vươiệt nam lên miệt mài.
Trên điểm cao 2963 m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đã khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đã nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Xi Păng đấy! Tiếng địa phương gọi 'Hua - si - pan', nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Xi Pằng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đa như vây.
Phan Xi Păng được ví là nóc nhà Việt Nam sừng sững đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm. |
600 triệu năm về trước, khắp vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay còn chìm sâu dưới sóng biển. Sau 3 kỳ vận động tạo sơn, mãi đến thời kỳ tân tiến tạo cách ngày nay trên 100 triệu năm, Hoàng Liên đột ngột nhô lên thành một dãy trùng điệp.
Với chiều dài 280 Km từ Phòng Thổ đến Hoà Bình,. chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75 km, hẹp là 45 km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ là, nhưng kỳ là và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m. Cả khối là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu.
Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc mít), … Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao đến 50-60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơ mu (ngọc am) được mệnh danh la mỏ vàng của Lào cai. Bên cạnh pơ mu, còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn … Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Xi Pằng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập tràn trong muôn sắc hoa màu hoa lay ơn, thượcdược, bgônha, estcola… là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Xi Pằng có tới 330 loài.
Sa Pa - Phan Xi Păng còn là xứ sở của các cây ăn quả miền ôn đới như Đào, mận, lê… Đầu mùa có loại đào to, thơm, vị ngọt mát… Cuối tháng sau là đào địa phương, quả ửng hồng. Cuối mùa là đào vàng, ăn ngọt, hương vị đặc biệt quyến rũ. Mận ở Sa Pa có nhiều loại, nhưng ngon nhất, đẹp nhất là mận tím Tả Van, quả sai trĩu cành.
Lên cao 2400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phái dán mình vào đã. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên… Đất xương xẩu trơ đã gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá, nhưng những cây hoàng liên vẫn vươiệt nam lên miệt mài.
Trên điểm cao 2963 m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đã khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đã nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Xi Păng đấy! Tiếng địa phương gọi 'Hua - si - pan', nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Xi Pằng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đa như vây.
Phan Xi Păng được ví là nóc nhà Việt Nam sừng sững đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm. |
|