Hotline:    
Bản in
Chùa Chuông - Phố Hiến, Đẹp nhất danh lam
Tin đăng ngày: 18/1/2012 - Xem: 1102
 

"Hưng Yên tỉnh nhất thống chí" của Trịnh Như Tấu có ghi: "Chùa Chuông - Phố Hiến đẹp nhất danh lam" có nghĩa: chỉ Chùa Chuông ở Phố Hiến là đẹp nhất. Chùa đẹp không phải bởi cảnh quan và tên gọi mà còn đẹp hơn bởi Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích đô thị cổ Phố Hiến một thời nổi danh "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến".

 


Cổng Tam quan - Chùa Chuông. Ảnh: Đức Hùng

Chùa Chuông có tên chữ là "Kim Chung tự" (Chùa Chuông Vàng). Truyền rằng: Vào một năm đại hồng thuỷ, có một dòng nước hung dữ cuốn theo một chiếc bè gỗ, trên bè ngự một quả chuông vàng rất đẹp, chiếc bè đã trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, chiếc bè được dòng nước đưa đến địa phận thôn Nhân Dục, thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên). Tăng ni, phật tử tại một ngôi chùa nhỏ trong thôn cùng các hương lão rất mừng, họ cho rằng trời phật ban cho quả chuông quý, liền bàn nhau góp công, góp của xây dựng lại chùa lớn hơn rồi làm lễ rước chuông vào chùa. Ai cũng vui mừng, háo hức nghe sư cụ trụ trì thỉnh hồi chuông đầu tiên. Khi hồi chuông vang lên, âm thanh trong sáng bay xa hàng ngàn, vạn dặm, vang động cả một vùng. Người ta còn kể: Tiếng chuông vang xa tận phương Bắc và điều kỳ lạ là khi tiếng chuông ngân lên, những báu vật của người Nam lưu lạc ở Bắc Quốc (Trung Quốc) liền trỗi dậy đòi về.

Bọn vua quan Bắc triều rất lo lắng, vì ngày nào tiếng chuông còn được thỉnh thì những báu vật mà chúng cướp được sẽ về hết với chủ cũ, nên bọn chúng đã sang đất Việt, đóng giả làm những cao tăng, tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết được dã tâm của chúng, các tăng ni giấu chuông vàng xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người mang chuông đi giấu đều viên tịch, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không thấy. Để ghi nhớ ngôi chùa đã từng có một quả chuông quý, các tăng ni phật tử và nhân dân trong vùng đặt tên chùa là Kim Chung Tự.

Chùa chuông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

 

Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật, đường này gọi là "Nhất chính đạo", con đường chân chính duy nhất dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ. 


Cầu đá - "Nhất chính đạo" theo quan niệm nhà Phật

Nhà Tiền đường có quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen, nối giữa tiền đường và thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.

Thượng điện cũng gồm 5 gian 2 dĩ, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: Trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A Di Đà và tứ Bồ Tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh. 


Tòa Tam Bảo - Chùa Chuông

Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối Nhà Tiền đường và Nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương", diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng.

Mục đích dựng Thập điện Diêm Vương là khuyên răn con người sống trên đời cần tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh điều ác. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sỹ. 

Tượng thập bát La Hán, một nét nổi bật của Chùa Chuông

Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà ngày nay khó có thể tìm thấy trên bia đá.

Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương. Cùng với sự phát triển, mở rộng của Thị xã Hưng Yên, Chùa Chuông sẽ được đầu tư, quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách về với Hưng Yên.

"Hưng Yên tỉnh nhất thống chí" của Trịnh Như Tấu có ghi: "Chùa Chuông - Phố Hiến đẹp nhất danh lam" có nghĩa: chỉ Chùa Chuông ở Phố Hiến là đẹp nhất. Chùa đẹp không phải bởi cảnh quan và tên gọi mà còn đẹp hơn bởi Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích đô thị cổ Phố Hiến một thời nổi danh "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến".

 


Cổng Tam quan - Chùa Chuông. Ảnh: Đức Hùng

Chùa Chuông có tên chữ là "Kim Chung tự" (Chùa Chuông Vàng). Truyền rằng: Vào một năm đại hồng thuỷ, có một dòng nước hung dữ cuốn theo một chiếc bè gỗ, trên bè ngự một quả chuông vàng rất đẹp, chiếc bè đã trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày kia, chiếc bè được dòng nước đưa đến địa phận thôn Nhân Dục, thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên). Tăng ni, phật tử tại một ngôi chùa nhỏ trong thôn cùng các hương lão rất mừng, họ cho rằng trời phật ban cho quả chuông quý, liền bàn nhau góp công, góp của xây dựng lại chùa lớn hơn rồi làm lễ rước chuông vào chùa. Ai cũng vui mừng, háo hức nghe sư cụ trụ trì thỉnh hồi chuông đầu tiên. Khi hồi chuông vang lên, âm thanh trong sáng bay xa hàng ngàn, vạn dặm, vang động cả một vùng. Người ta còn kể: Tiếng chuông vang xa tận phương Bắc và điều kỳ lạ là khi tiếng chuông ngân lên, những báu vật của người Nam lưu lạc ở Bắc Quốc (Trung Quốc) liền trỗi dậy đòi về.

Bọn vua quan Bắc triều rất lo lắng, vì ngày nào tiếng chuông còn được thỉnh thì những báu vật mà chúng cướp được sẽ về hết với chủ cũ, nên bọn chúng đã sang đất Việt, đóng giả làm những cao tăng, tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết được dã tâm của chúng, các tăng ni giấu chuông vàng xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người mang chuông đi giấu đều viên tịch, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không thấy. Để ghi nhớ ngôi chùa đã từng có một quả chuông quý, các tăng ni phật tử và nhân dân trong vùng đặt tên chùa là Kim Chung Tự.

Chùa chuông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

 

Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật, đường này gọi là "Nhất chính đạo", con đường chân chính duy nhất dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ. 


Cầu đá - "Nhất chính đạo" theo quan niệm nhà Phật

Nhà Tiền đường có quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen, nối giữa tiền đường và thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.

Thượng điện cũng gồm 5 gian 2 dĩ, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: Trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A Di Đà và tứ Bồ Tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh. 


Tòa Tam Bảo - Chùa Chuông

Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối Nhà Tiền đường và Nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương", diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng.

Mục đích dựng Thập điện Diêm Vương là khuyên răn con người sống trên đời cần tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh điều ác. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sỹ. 

Tượng thập bát La Hán, một nét nổi bật của Chùa Chuông

Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà ngày nay khó có thể tìm thấy trên bia đá.

Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương. Cùng với sự phát triển, mở rộng của Thị xã Hưng Yên, Chùa Chuông sẽ được đầu tư, quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách về với Hưng Yên.

 
ĐỊA DANH NỔI BẬT
VinWonders Cửa Hội Cửa Lò Nghệ An
Đền Đức Hoàng Yên Thành Nghệ An
Khu sinh thái '7 kỳ quan thế giới' Synot Asean Hưng Nguyên Nghệ An
Chùa Chuông - Phố Hiến, Đẹp nhất danh lam
Thăm Chợ đêm Bến Thành
Non nước Cao Bằng
DU LỊCH HÀ TĨNH - ĐIỂM ĐẾN ĐẦY TIỀM NĂNG CỦA TƯƠNG LAI
Mênh mông biển Quan Lạn
Về Phú Thọ thăm vườn quốc gia Xuân Sơn
Đà Lạt - Thành phố của muôn hoa khoe sắc
KHÁCH SẠN NỔI TIẾNG
Khách sạn Thành phố Vinh
Khách sạn Thành phố Hà Tĩnh
Khách sạn Thị xã Sầm Sơn
LIÊN KẾT QUẢNG CÁO
THÔNG TIN TRUY CẬP
Hôm nay: 309 | Tất cả: 1,835,108
VIDEO CLIPS
Loading the player...
FANPAGE FACEBOOK
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Kạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
TT Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Yên Bái
Toàn quốc
 

Công ty CP Du lịch TourVietS.com
Địa chỉ: Đường Phan Đình Giót - TP Hà Nội
Điện thoại: 043.9955.388 - Hotline: 0914.757.888
Email: [email protected] - Website: http://tourviets.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay